BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA MINH B
BIỆN
PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN
ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA MINH B
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lý
luận
Củng cố và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, hiệu quả quản
lý và nâng cao chất lượng giáo viên nhất là đội ngũ giáo viên cốt cán nhằm đảm
bảo không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường đúng theo
tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI.
Để đào tạo cho địa phương một thế hệ học sinh đủ năng lực bước vào
cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ IV một cách tự tin và hiệu quả. Muốn
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi nhà trường phải có giải pháp, cách tổ chức để từng
bước nâng cao hơn nữa chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện
tại và những năm tiếp theo.
2. Cơ sở thực
tiễn
Trường trung học cơ sở Hòa Minh B đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Trà Vinh trao quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I vào
tháng 3 năm 2013. Để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường, trong thời gian tiếp theo một cách bền vững.
Xuất phát từ tư tưởng không tự mãn trước những thành tích mà tập
thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã đạt được mà
phải luôn luôn phấn đấu phát huy những mặt làm được, khắc phục những hạn chế,
thiếu sót trong thời gian qua để đưa nhà trường ngày một phát triển.
Với sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Châu Thành, của
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Hòa Minh, sự phối hợp giữa nhà trường với địa
phương, sự đoàn kết nhất trí của tập thể và với kinh nghiệm của bản thân, thời
gian qua Tôi đã đề ra “Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện tại trường trung học cơ sở Hòa Minh B”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp xây
dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường
trung học cơ sở Hòa Minh B
4. Thời gian thực hiện: Năm học 2018-2019
B.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU
Trường Trung học cơ
sở Hòa Minh B đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh kiểm tra công nhận trường
đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I; không tự mãng trước những thành tích đã đạt được
bản thân đã đề ra một số biện pháp củng cố những kết quả đã đạt được, khắc phục
những hạn chế thiếu sót trong đó có giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt
cán để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường để trường trung
học cơ sở Hòa Minh B sẽ được Tỉnh kiểm tra tái công nhận đạt chuẩn Quốc gia trong
giai đoạn tiếp theo.
II. PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương
pháp nghiên cứu lý luận
Thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc “Ban hành qui chế công nhận trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc
gia”
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên cơ sở Giáo dục Phổ thông
Lý luận về giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học.
Lý luận về công tác phối hợp hoạt động của các bộ phận trong nhà
trường, giữa nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương.
2.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thu thập thông tin về
chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán tại nhà trường để đề ra một số giải pháp
nhằm từng bước phát huy và nhân rộng những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế
thiếu sót.
Tham khảo kinh nghiệm về việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tại
các trường có nhiều thành tích trên địa bàn huyện, tỉnh để nâng cao chất lượng giáo
viên tại trường trung học cơ sở Hòa Minh B.
III. THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HÒA MINH B.
1.Về số
lượng giáo viên
Năm học 2017-2018 số lượng giáo viên trường 36
giáo viên trong đó xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm: Loại xuất sắc:
29; Loại khá: 07.
Về số lượng giáo viên cốt cán ở các tổ chuyên môn
- Tổ Văn - Sử - GDCD có 02/09 giáo viên
- Tổ Toán - Lý - Tin học có 02/09 giáo viên
- Tổ Hóa - Sinh - Địa có 01/10 giáo viên
- Tổ Anh văn - Thể dục - Nhạc - Họa có 01/08 giáo viên
- Giáo viên có trình độ trên đại học: 00
Những năm trước đây
việc bố trí giáo viên ở các môn học tỷ lệ
không đồng đều theo quy định, hoặc phân bổ không hợp lý giữa các bộ môn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành của nhà trường.
2.
Những thuận lợi, khó khăn
2.1.
Về thuận lợi
Trường có đủ số lượng giáo viên đảm bảo dạy học 02 buổi/ngày.
Tất cả giáo viên nhà trường đều đạt và vượt chuẩn theo quy định về
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
Đa số giáo viên của trường đều trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi đây
là độ tuổi mà khả năng cống hiến cho ngành có nhiều thuận lợi và hiệu quả.
Đa số giáo viên đều có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, ý
thức chấp hành pháp luật Nhà nước, các Thông tư, Quy định của ngành, của trường
tốt, ý thức đoàn kết nội bộ tốt, thương yêu tương trợ lẫn nhau trong giảng dạy
cũng như trong cuộc sống.
Đa số giáo viên đều là người tại địa phương nên am hiểu địa bàn và
hoàn cảnh của từng gia đình học sinh.
Ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số
giáo viên đều tốt, nổ lực.
Cơ sở vật chất của nhà trường đạt chuẩn nên môi trường làm việc
của giáo viên, các tổ bộ môn rất thuận lợi.
2.2.
Về khó khăn
Còn một vài giáo viên ít quan tâm tìm hiểu về pháp luật, các Thông
tư, Chỉ thị mới của ngành.
Cơ cấu giáo viên ở từng môn học không đồng đều có nhiều môn như
Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử còn thừa giáo viên nhiều nên gây khó khăn cho việc
phân công nhiệm vụ hàng năm của Ban giám hiệu.
Đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường còn ít, phân bố không đều
giữa các môn.
Đội ngũ giáo viên có kỹ năng hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt
động sáng tạo khoa học, trải nghiệm còn ít thậm chí ở một số bộ môn không có.
Còn một số giáo viên thiếu kỹ năng tư vấn tâm
lý, giáo dục học sinh cá biệt.
Còn một số giáo viên có tư tưởng an phận, thiếu ý thức tự học, tự
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…nhất là về kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin, ngoại ngữ.
Còn một vài giáo viên kỹ năng tìm hiểu về môi trường giáo dục ở
địa phương còn hạn chế nhất là giáo viên ở ngoài địa phương đến trường công tác.
Trong nhận xét, đánh giá xếp loại giáo viên khi dự giờ, khảo sát
tay nghề, xếp loại viên chức, xét thi đua khen thưởng cuối năm vẫn còn một vài
tổ trưởng, cá nhân một số giáo viên có tư tưởng cầu toàn, ngại va chạm nên dẫn
đến kết quả đánh giá, xếp loại chưa phản ánh đúng năng lực thực tế ở một số
giáo viên.
Trong thực thi nhiệm vụ do thủ trưởng phân công còn một vài giáo
viên lánh nặng, tìm nhẹ, có ý thức so bì tiêu cực.
IV.
NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
1. Phương hướng mục tiêu
Trước yêu cầu của
sự phát triển giáo dục tại xã nhà trong
thời kì Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa và để đảm bảo nhà trường tiếp tục được Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra
tái công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn tiếp theo. Qua thực tế
quản lý tại trường thời gian qua bản thân tôi
đã xác định được những mặt hạn chế của nhà trường như: tình trạng giáo viên mất cân đối, chất lượng chuyên môn nghiệp
vụ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã
hội; Phương pháp giảng dạy còn theo lối cũ. Năng
lực quản lý của một vài tổ trưởng chuyên môn chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của nhà
trưởng,….Vì vậy việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên nhất là giáo viên cốt cán tại trường trung học cơ sở Hòa Minh B là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa
mang tính chiến lược lâu dài với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý của nhà trường theo
hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,
lương tâm nghề nghiệp và trình độ đáp ứng yêu cầu của đất nước và địa phương
trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa hiện nay.
2.
Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp
Trước hết, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trong đó có giáo vên cốt cán phải gắn với nhận thức của giáo
viên trong việc hiểu rõ, hiểu đúng tầm quan trọng
vị trí của người thầy đối
với nhiệm vụ đổi mới và phát triển giáo dục; Đáp ứng mục
tiêu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Nhiệm vụ trên không thể thực hiện được một phía, không thể thực hiện
được ở một người mà phải thực hiện ở nhiều người, nhiều thời gian, liên tục và
trong nhiều hoạt động khác nhau.
Do đó để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
nhất là giáo viên cốt cán, là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của
Hiệu trưởng. Thực tế để xây dựng đội ngũ giáo
viên ngang tầm với sự phát triển và đòi hỏi của
xã hội, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ. Dựa trên
cơ sở lý luận, qua nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và nhà nước;
dựa trên các kết quả điều tra và khảo sát, phân tích chính
xác chất lượng đội ngũ giáo viên thực tế tại nhà trường.
3. Các giải pháp chủ
yếu
3.1. Giải pháp về việc giúp giáo viên quan tâm tìm hiểu về pháp
luật, các Thông tư, Hướng dẫn mới của ngành.
Đội ngũ giáo viên
hơn ai hết phải hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước,
của ngành, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước và địa phương. Do đó ngay từ đầu đầu năn học
mới Ban giám hiệu đã thành lập tổ tư vấn pháp luật để tổ chức cho giáo viên học tập chính trị, chính sách của Đảng và
Nhà nước; luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, luật Lao động, luật Viên
chức, luật Khiếu nại Tố cáo, học tập
nhiệm vụ năm học tới, đặc biệt là phải nắm vững mục tiêu đào tạo của cấp
học…, Sau quá trình học tập,
giáo viên phải viết thu hoạch, nêu được nhận thức mới
để vận dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục do nhà trường phân
công đối với từng giáo viên. Sau từng đợt triển khai Ban giám hiệu có rà soát
lại từng bài thu hoạch của giáo viên để kịp thời biểu dương những giáo viên tiếp
thu vận dụng tốt và góp ý, buộc viết lại đối với những giáo viên sao chép bài
của đồng nghiệp hoặc làm đối phó, thiếu đầu tư, nghiên cứu.
3.2.
Giải pháp về sắp xếp, phân công giáo viên thừa ở một số môn học
Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng học sinh, số lớp và số
lượng giáo viên được phòng Giáo dục phê duyệt đầu năm, căn cứ vào kết quả thực
hiện nhiệm vụ năm học trước của từng giáo viên nhà trường đã nghiên cứu phân
công giáo viên giảng dạy từng bộ môn theo hướng mỗi môn học phải có 01 đến 02
giáo viên cốt cán giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh và tạo
điều kiện cho những giáo viên khác có điều kiện học tập trao đổi kinh nghiệm
theo hướng giáo viên giỏi sẽ từng bước giúp đỡ những giáo viên còn lại cùng
tiến bộ. Những giáo viên cốt cán này cũng là đội ngũ hỗ trợ cho các tổ trưởng
chuyên môn, Ban giám hiệu trong công tác ra đề kiểm tra, công tác kiểm tra đánh
giá chất lượng học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên
Sau khi đã bố trí giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm đầy đủ nhà
trường tiếp tục phân công những giáo viên dạy thiếu tiết, giáo viên thừa phụ
trách kiêm nhiệm các hoạt động khác trong nhà trường, nhằm đảm bảo bộ máy nhà
trường hoạt động ổn định, hiệu quả, có sự công bằng tương đối giữa các giáo
viên.
Đối với những giáo viên lớn tuổi không khả năng đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục, giáo viên không tâm huyết với nghề ở những môn học thừa giáo viên,
Ban giám hiệu vận động những đối tượng này tự nguyện làm đơn xin thôi việc
3.3.
Giải pháp giúp cho giáo viên có kỹ năng hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt
động sáng tạo khoa học kỹ thuật, hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu có xây dựng kế hoạch tổ chức
hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường và kế hoạch sáng tạo khoa học kỹ thuật.
02 kế hoạch trên đã được Phòng Giáo dục - Đào tạo phê duyệt và nhà trường đã
triển khai rộng rãi trong giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh toàn trường.
Trong quá trình thực hiện 02 kế hoạch trên Ban giám hiệu đã phân công những
giáo viên cốt cán, hiểu biết để tổ chức triển khai cho tất cả học sinh và giáo
viên còn lại thực hiện. Qua thực hiện từng kế hoạch có sơ kết rút kinh nghiệm.
Bằng giải pháp trên, trong năm học nhà trường đã giúp cho học sinh
hứng thú hơn trong học tập, biết vận dụng so sánh giữa lý thuyết trong bài học
và thực tiễn bên ngoài. Ngoài ra các hoạt động trên còn giúp cho nhiều giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm của trường
rút kết nhiều bài học bổ ích cho bản thân về kỹ năng tổ chức các hoạt động trãi
nghiệm ngoài nhà trường cho học sinh sau này.
3.4.
Giải pháp giúp giáo viên xây dựng kỹ năng tư vấn tâm lý cho học sinh tại
trường.
Trong năm học căn cứ vào năng lực của giáo viên trường bản thân
tôi đã thành lập Ban tư vấn tâm lý học sinh, chọn lựa những giáo viên có năng
lực để phân công xây dựng kế hoạch và tổ chức tư vấn tâm lý cho những học sinh
cá biệt, học sinh có những biểu hiện tâm lý không bình thường nhằm mục đích
định hướng các em học tập rèn luyện đạt kết quả tốt, trong quá trình hoạt động
Ban tư vấn tâm lý học sinh của nhà trường có phối hợp với giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm của những học sinh liên quan để cùng kết hợp tư vấn các em.
Với hoạt động trên đã góp phần hạn chế những việc làm, hành động sai trái của
những học sinh cá biệt, giúp các em trở lại con đường học tập, sinh hoạt hòa
nhập với các bạn khác. Từ đó đã góp phần giúp cho đa số giáo viên của trường
học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân trong công tác giáo dục nhất là những học
sinh có biểu hiện bất thường về tâm lý, học sinh cá biệt.
3.5.
Giải pháp nâng cao tinh thần
trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên.
Để khắc phục tình trạng một số giáo viên
của nhà trường thời gian qua còn tư tưởng an phận, thiếu ý thức tự học, tự nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản thân đã đưa ra một số giải pháp khắc
phục như sau:
- Tạo điều kiện về thời gian, bố trí thời khoá
biểu khoa học hợp lý để các giáo viên có thể dự giờ dạy lẫn nhau (không xếp thời khóa
biểu dồn tiếp).
- Trong các đợt thao giảng
trong các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn bắt buộc mọi thành viên
trong tổ phải tham gia vì đây là những giờ dạy của những giáo
viên có kinh nghiệm và được chuẩn bị chu đáo.
- Khuyến khích giáo
viên trẻ, giáo viên còn hạn chế về nghiệp vụ cần tự giác dự giờ các giáo viên có kinh nghiệm mà mình yêu thích và muốn học
tập.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên có thời gian tự học, tự bồi dưỡng, cắt bỏ
những cuộc họp không cần thiết. Cần coi trọng những buổi sinh hoạt nhóm, tổ
chuyên môn. Hàng tháng tổ nhóm chuyên môn phải tổ chức trao đổi giảng dạy theo chuyên
đề, thảo luận các tiết dạy khó,…
- Khuyến khích những giáo viên giỏi chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy,
kinh nghiệm bồi giỏi, nâng kém, giáo dục học sinh cá biệt thông qua các buổi
sinh hoạt hoặc chia sẽ riêng lẽ đến từng cá nhân giáo viên.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đối với những giáo viên
có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng chuẩn nghề
nghiệp
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những giáo viên đạt thành tích
cao trong các phong trào thi đua của nhà trường.
- Thẳng thắn phê bình, góp ý và cuối năm đánh giá, xếp loại chính
xác đối với những giáo viên thiếu nhiệt tình trong giảng dạy, trong trao dồi
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.6.
Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng giáo viên có tư tưởng an phận ngại va chạm
khi tham gia đánh giá xếp loại giáo viên.
Đề cao và qui trách nhiệm đối với các tổ trưởng, các ban ngành trong
nhà trường trong quá trình theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ đối với từng giáo
viên, nhân viên. Các tổ trưởng, tổ phó phải
thể hiện tính nêu gương khi thực hiện nhiệm vụ. Cần hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng bám
sát vào các qui định của pháp luật của ngành để thực hiện nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, phát huy dân chủ chống các biểu hiện bè phái, cục bộ, cảm tính, phê phán
nghiêm khắc những biểu hiện vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Trong nhận xét, đánh giá xếp loại giáo viên khi dự giờ, khảo sát
tay nghề, xếp loại viên chức, xét thi đua khen thưởng cuối năm vẫn còn một vài
tổ trưởng, cá nhân một số giáo viên còn tư tưởng cầu toàn, ngại va chạm nên dẫn
đến kết quả đánh giá, xếp loại chưa phản ánh đúng năng lực thực tế ở một số
giáo viên. Để khắc phục tình trạng trên nhà trường hàng năm trước khi đánh giá
xếp loại giáo viên đều thành lập Ban thẩm định gồm những giáo viên có năng lực,
thẳng thắn, trung thực được tập thể tín nhiệm để tham gia thẩm định kết quả xếp
loại và có ý kiến phản biện khi thấy có dấu hiệu bao che. Từ đó kết quả đánh
giá xếp loại viên chức hàng năm của nhà trường đều được tập thể đồng thuận cao.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
QUA THỜI GIAN THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Thời
gian trước khi triển khai sáng kiến (tháng 5 năm 2018)
|
Kết
quả sau 01 năm thực hiện
(tháng
5 năm 2019)
|
Về giáo viên cốt
cán:
- Tổ Văn - Sử - GDCD có 02/09 giáo viên
- Tổ Toán - Lý - Tin học có 02/09 giáo viên
- Tổ Hóa - Sinh - Địa có 01/10 giáo viên
- Tổ Anh văn - Thể dục - Nhạc - Họa có 01/08 giáo viên
- Giáo viên học trên đại học: 00
- Giáo viên ý thức giảng dạy không cao: 02
- Chất lượng đoàn thể, các hoạt động khác:
Tốt
- Tình hình đoàn kết nội bộ; Tốt
|
Về giáo viên cốt
cán:
- Tổ Văn - Sử - GDCD có 03/09 giáo viên
- Tổ Toán - Lý - Tin học có 03/09 giáo viên
- Tổ Hóa - Sinh - Địa có 02/10 giáo viên
- Tổ Anh văn - Thể dục - Nhạc - Họa có 01/08 giáo viên
- Giáo viên học trên đại học: 01
- Giáo viên ý thức giảng dạy không cao: 00
- Chất lượng đoàn thể, các hoạt động khác:
Tốt
- Tình hình đoàn kết nội bộ; Tốt
|
C.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện tại trường trung học cơ sở Hòa Minh B đạt được kết quả phải
làm tốt những công việc sau:
-
Từ Ban giám hiệu đến từng giáo viên, nhân viên nhà trường phải luôn có ý thức
tự học, tự rèn nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý.
-
Nắm bắt cụ thể tình hình thực tế của đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ cụ thể, khoa học, rõ ràng và kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi có sự thay đổi.
- Công khai
kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá một cách dân chủ, khách quan.
- Thường
xuyên giáo dục lập trường tư tưởng chính trị, ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ
đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
-
Phân công phân nhiệm vụ cho giáo
viên, nhân viên phải đáp ứng với từng vị trí công việc trong nhà trường.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá
nhân có nhiều thành tích, mạnh dạn phê phán những cá nhân thiếu ý thức thực
hiện nhiệm vụ.
Trên đây là sáng kiến về “Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt
cán để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường trung học cơ sở Hòa
Minh B” mà bản thân đã tổ chức thực hiện trong thời gian qua. Rất mong các đồng
chí trong Hội đồng xét duyệt sáng kiến góp ý để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện
và đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tiếp theo.
|
Hòa
Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2019
Người
thực hiện
Lê
Khải Hoàng
|